Người lao động nắm được, hiểu được và thực hiện đúng nội dung của 4 điều cần phải nhớ, là người công nhân lao động đã phòng tránh được tai nạn lao động cho mình và cho đồng đội, là thực hiện tốt các quy định về AT-VSLĐ, kỷ luật lao động.
Mục đích, yêu cầu:
- Khi phát hiện có người bị điện giật, trong bất kỳ trường hợp nào người phát hiện cũng phải tìm biện pháp nhanh nhất để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cứu chữa người bị nạn.
- Người đi cứu phải tập trung tư duy, sáng tạo thức sẵn có. Có biện pháp cứu chữa nhằm đảm bảo tính mạng hoặc hạn chế thấp nhất hậu quả thương tích cho mình, cho nạn nhân khác.
- Thực hành đúng kỹ năng cấp cứu.
1. Phương châm:
- Nhanh - Tại chỗ - Kiên trì - Liên tục cấp cứu và đúng kỹ thuật.
- Nếu bị tai nạn điện giật mà được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao.
Có 2 bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện, bao gồm:
1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
2. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ
2. Cắt điện
- Khẩn cấp cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt ở gần nhất, như: công tắc điện, cầu chì, cầu dao, máy cắt, hoặc rút phích cắm v.v.
- Trường hợp không cắt được mạch điện trong trường hợp này, phải phân biệt người bị nạn đang chạm vào mạch điện hạ áp hay cao áp để áp dụng dùng vật cách điện tách nạn nhân hay vật dẫn điện ra...
- Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật.
3. Khám, đánh giá khoảng 1 phút
- Gọi, hỏi, lay nạn nhân…
- Nhìn sắc mặt, nhịp thở (ngực, bụng).
- Nới áo nạn nhân (đặc biệt là đối với nữ).
- Ngửa đầu nạn nhân về sau gáy.
- Lấy dị vật nếu có.
- Kiểm tra tim mạch, hơi thở .
4. Phương pháp và kỹ năng cấp cứu
Điện giật gây co cứng cơ, nhiệt độ cơ thể tăng lên dẫn đến:
- Nạn nhân bị ngất (lịm). Theo dõi tim phổi chặt chẽ.
- Ngừng thở đột ngột, ngừng tim sau. Thổi ngạt ngay
- Ngừng cả tim lẫn phổi, cấp cứu tim ngay.
Cấp cứu hô hấp
Thổi ngạt:
- Hít vào hết sức, úp miệng ta kín quanh miệng nạn nhân, một tay bịt mũi, ấn trán xuống, cho ngửa đầu về sau, một tay nâng cằm mở miệng nạn nhân thổi thấy ngực phồng lên mới được.
-Thổi ngạt khoảng 12 lần dừng lại kiểm tra hơi thở . Nếu nạn nhân tự thở được ta đặt nằm ngửa nhưng vẫn phải theo dõi chặt chẽ, chưa thở được ta tiếp tục thổi như trên (miệng bị tổn thương thổi qua mũi, bịt miệng lại).
Cấp cứu ngừng tim
- Đấm vào ngực nạn nhân khoảng 05 cái rồi kiểm tra tim mạch nếu chưa đập thì ép tim ngoài lồng ngực ngay.
Ép tim ngoài lồng ngực
- Hai tay chồng lên nhau, cách mỏm xương ức hai ngón tay khép lại, tay vuông góc với ngực nạn nhân, ép sâukhoảng 05 cm rồi nới ra để ngực trở lại bình thường, ta ép tiếp. Cứ ép khoảng 20 lần thì dừng lại thổi ngạt 02 lần.
- Việc cứu chữa người bị tai nạn điện giật là một công việc khẩn cấp, càng nhanh càng tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mà phải chủ động dùng phương pháp cấp cứu cho thích hợp. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu, chữa. Chỉ được phép cho là nạn nhân đã chết rồi khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân. Ngoài ra phải coi như nạn nhân chưa chết.
- Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
Nguyễn Ngọc Anh Xuân - Phòng Thanh tra An toàn