Hình Ảnh
Qc Trái2Qc Trái3Qc Trái5RAU CHÙM NGÂY SÂM HƯNGĐiện Lực Bình YênCảnh giác lừa đảo, giả mạo nhân viên Điện Lực
Thống kê

Thực hiện tốt 4 điều cần nhớ để phòng tránh tai nạn lao động

  Nghị quyết liên tịch số 5270/NQLT-EVN NPC-CĐ ngày 06/12/2013 của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc về “Năm văn hóa an toàn lao động và kỷ luật lao động”, có 4 nội dung người lao động cần phải nhớ để phòng tránh lao động.
          Để thực hiện tốt 4 điều cần phải nhớ này, người lao động cần phải hiểu, nắm biết rõ được từng nội dung để thực hiện như sau:
          1. Nội dung thứ nhất: Có đủ sức khỏe, hiểu rõ nội dung công việc trước khi thực hiện.
          - Có đủ sức khỏe là: Người lao động phải tự mình giữ gìn sức khỏe (không uống rượu, bia trước và trong khi làm việc; không uống say rượu, bia vào chiều tối ngày hôm trước và thức khuya để ảnh hưởng tới sức khỏe cho công việc của ngày hôm sau…). Trường hợp bị ốm, mệt phải báo cáo đơn vị được biết để được phân công công việc hợp lý hoặc xin nghỉ làm việc.
          - Hiểu rõ nội dung công việc trước khi thực hiện (được nghe phổ biến đầu giờ) là: Nắm rõ mình được phân công làm công việc gì; ai phụ trách; làm việc với những ai; phạm vi, địa điểm làm việc ở đâu (không làm ngoài phạm vi cho phép); nắm được sơ đồ hiện trạng của phạm vi làm việc và biện pháp an toàn cụ thể của công việc được giao (các nguồn điện dẫn phạm vi làm việc; trong phạm vi làm việc  có các thiết bị nào đấu vào, có nguồn điện nào giao chéo,  chung cột, ở gần … phạm vi làm việc). Từ đó phải nắm được cần phải cắt điện những vị trí nào, phải đặt tiếp đất ở những đâu, rào chắn, biển báo đặt thế nào…
          2. Nội dung thứ hai: Kiểm tra hiện trường (Cắt điện, thử hết điện, tiếp địa, treo biển báo an toàn).
          Căn cứ vào các biện pháp an toàn được đề ra trong phương án (được duyệt), biện pháp an toàn cần thực hiện do Người cấp PCT yêu cầu và các biện pháp an toàn cần phải thực hiện được nghe phổ biến đầu giờ:
          - Người cho phép: Kiểm tra, xác định tại nơi làm việc đã hết điện (cùng Người chỉ huy trực tiếp) bằng thiết bị thử điện chuyên dùng có cấp điện áp phù hợp với điện áp danh định của thiết bị cần thử (nếu công việc có cắt điện); Kiểm tra (hoặc thực hiện nếu được Người cấp phiếu giao) việc thực hiện đúng, đủ các biện pháp an toàn tại hiện trường thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho đơn vị công tác.
          - Người Chỉ huy trực tiếp: Tại hiện trường phải kiểm tra, tiếp nhận các biện pháp an toàn , các yếu tố nguy hiểm, nơi làm việc do người cho phép giao và chỉ dẫn khi làm thủ tục cho phép làm việc; Kiểm tra xác định nơi làm việc đã hết điện và làm tiếp đất di động tại hiện trường (nếu làm việc có cắt điện) sao cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất; làm bổ sung các biện pháp an toàn (rào chắn, biển báo hoặc tín hiệu cảnh báo khác).
          - Nhân viên đơn vị công tác: Khi Người chỉ huy trực tiếp phổ biến nội dung công việc trước khi thực hiện tại hiện trường, thì so sánh với nội dung công việc được phân công trước khi thực hiện, biện pháp an toàn cần thực hiện của phạm vi làm việc (được nghe phổ biến đầu giờ) có đúng, đủ hay không, nếu chưa  đúng, đủ thì phải có ý kiến yêu cầu thực hiện cho đúng, đủ. Chỉ làm việc khi đã thực hiện đúng, đủ các biện pháp an toàn.
          3. Nội dung thứ ba: Kiểm tra trang bị bảo hộ lao động, dây lưng an toàn, guốc trèo khi làm việc trên cao.
          - Đầu giờ hàng ngày, công nhân lao động tự mình chuẩn bị đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, dây lưng an toàn, guốc trèo khi làm việc trên cao; Đội trưởng hoặc ATVSV phải kiểm tra trang bị bảo hộ lao động, dây lưng an toàn, guốc trèo khi làm việc trên cao của người công nhân đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.
          - Trước khi trèo lên cột, người công nhân lao động phải kiểm tra và thử dây lưng an toàn, guốc trèo theo quy định.
          4. Nội dung thứ tư: Từ chối làm việc, nếu chưa hiểu biết và không đảm bảo điều kiện về an toàn.
          - Từ chối làm việc nếu chưa hiểu biết là: Không được phổ biến, không nắm được nội dung công việc  và biện pháp an toàn khi thực hiện công việc; Chưa được huấn luyện, kiểm tra  đạt yêu cầu đối với công việc được giao; được giao đi thao tác thiết bị nhưng chưa được hướng dẫn, chưa nắm rõ sơ đồ nguyên lý và quy trình thao tác thiết bị…
          - Từ chối làm việc khi không đảm bảo điều kiện về an toàn là: Không đủ trang bị dụng cụ an toàn, phương tiện để công tác; thiết bị không đảm bảo an toàn (MC, CD, ATM…); chưa thực hiện đúng, đủ các biện pháp an toàn nơi làm việc (cắt điện, thử hết điện, tiếp đất, rào chắn, biển báo); thao tác và làm việc khi thời tiết không thuận lợi.
          - Để biết từ chối làm việc khi không đảm bảo điều kiện về an toàn thì người lao động phải nắm được: Công việc được giao khi làm việc cần có những trang bị dụng cụ an toàn, phương tiện nào; không thao tác khi trời mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị thao tác; không làm việc trên cao khi có gió cấp 6 trở lên và khi có giông, sét; không làm việc khi không có đủ ánh sáng; phải nắm được nội dung công việc được giao, phạm vi làm việc, nắm được sơ đồ hiện trạng của phạm vi làm việc và biện pháp an toàn cụ thể của công việc được giao (các nguồn điện dẫn phạm vi làm việc; trong phạm vi làm việc  có các thiết bị nào đấu vào, có nguồn điện nào giao chéo,  chung cột, ở gần … phạm vi làm việc), như vậy cần phải cắt điện những vị trí nào, phải đặt tiếp đất ở những đâu, rào chắn, biển báo đặt thế nào…

          Nắm được, hiểu được và thực hiện đúng nội dung của 4 điều cần phải nhớ, là người công nhân lao động đã phòng tránh được tai nạn lao động cho mình và cho đồng đội, là thực hiện tốt nội dung thực hiện của Năm văn hóa an toàn lao động và kỷ luật lao động”.

 
Lê Văn Đông - Phòng TT An toàn

LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC BÌNH YÊN
Địa chỉ: Thôn Nhân Nghĩa - Xã Sơn Lôi - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc
ĐT giao dich khách hàng: 02113.88.68.68
ĐT chăm sóc khách hàng: 02112.234.560