Mô tả: Căn cứ Khoản 8 Điều 4 QTATĐ số 1157/QĐ-EVN ngày 19/12/2014, quy định: « Khi phát hiện cóngười bị điện giật, trong bất kỳ trường hợp nào người phát hiện cũng phải tìm biện pháp nhanh nhất để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cứu chữa người bị nạn ».
Tác giả : Nguyễn Ngọc Anh Xuân
Nội dung: Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện giật mà được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao.
Bảng dưới đây cho thấy, nếu nạn nhân được cứu chữa ngay trong phút đầu tiên thì khả năng cứu sống đến 98%. Còn đến phút thứ 5 thì cơ hội cứu sống chỉ còn 25%.
Thời gian (phút) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Tỉ lệ % nạn nhân được cứu sống |
98 |
90 |
70 |
50 |
25 |
Trong thực tế rất nhiều người không hiểu rõ bản chất và tác hại của dòng điện đối với con người, nên cách cấp cứu người bị điện chưa đúng biện pháp, không những không cứu được nạn nhân mà còn có trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng bản thân.
- Một vài yếu tố sai lầm cơ bản thường gặp:
*Không nắm được mạch điện đã cắt hết điện hay chưa:
Đó là sai lầm lớn nhất và nguy hiểm nhất. Người cứu vội vàng, mất bình tĩnh dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện, trong trường hợp này, phải phân biệt người bị nạn đang chạm vào mạch điện hạ áp hay cao áp để áp dụng. Nếu mạch điện chưa cắt, người cứu cũng bị điện giật do cơ thể nạn nhân dẫn điện.
*Vội vàng đưa nạn nhân đi cấp cứu:
Người cứu đã bỏ lỡ những phút đầu vô cùng quý giá là ép tim, thổi ngạt để cứu sống nạn nhân;Nếu nạn nhân được cứu chữa ngay trong phút đầu tiên thì khả năng cứu sống đến 98%. Còn đến phút thứ 5 thì cơ hội cứu sống chỉ còn 25%, nếu không kịp thời nạn nhân có thể tử vong trên đường đi cấp cứu.
*Phương pháp truyền thống dân gian rất nguy hiểm không nên làm đó là đổ nước muối vào người hoặc chôn nạn nhân dưới đất đây:
Thực tế vẫn còn một số người đang hiểu rằng, bị điện giật là tích lũy điện trong người, cần phải đổ nước muối vào người hoặc chôn nạn nhân dưới lòng đất thì dòng điện sẽ chạy qua người nạn nhân và đi xuống đất.Biện pháp này đã làm hạ thân nhiệt của nạn nhân rất nguy hiểm đến tính mạng.
*Để nạn nhân nằm nguyên tư thế khi thấy có dấu hiệu tỉnh lại:
Người cấp cứu cần phải chuyển nạn nhân sang tư thế hồi phục (nằm nghiêng sang phải), giúp nạn nhân dễ thở, không gây chèn ép tim phổi hay hít phải dịch nôn của chính nạn nhân. Nếu người đi cứu mắc sai lầm này sẽ dẫn đến hậu quả nạn nhân có thể tử vong ngay.
*Hô hấp nhân tạo chưa đúng kỹ thuật:
Đặt tay không đúng vị trí tim để ép lồng ngực rất có hại cho nạn nhân, mỗi lần ép xuống sẽ đẩy hơi lên tim gây nguy hiểm cho nạn nhân. Nếu ép không đủ độ sâu và tốc độ cũng không có tác dụng cứu sống nạn nhân ( độ sâu từ 3-5 cm, tốc độ 80-100 lần/phút) .
- Một số lời khuyên hữu ích trong khi cấp cứu người bị điện giật:
*Phương châm:Nhanh trí, bình tĩnh, quan sát xác định rõ nguyên nhân và nhanh chóng tìm biện pháp tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cấp cứu đúng kỹ thuật. Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật.
*Kiểm tra xem tình trạng của nạn nhân để xử lý (xác định nạn nhân chưa mất chi giác, nạn nhân mất chi giác, nạn nhân đã tắt thở).
Kiểm tra nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ. Nếu nạn nhân vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, bắt đầu hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực, đây là phương pháp hiệu quả phổ biến nhất hiện nay.
*Việc cứu chữa người bị tai nạn điện giật là một công việc khẩn cấp, càng nhanh càng tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mà phải chủ động dùng phương pháp cấp cứu cho thích hợp. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu chữa. Chỉ được phép cho là nạn nhân đã chết rồi khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân. Ngoài ra phải coi như nạn nhân chưa chết.
Để cán bộ công nhân viên có được kinh nghiệm, hàng năm, kết hợp với huấn luyện quy trình, các đơn vị phải tổ chức huấn luyện thực hành hô hấp nhân tạo bằng hình nhân điện tử với các phương pháp được cập nhật thường xuyên của cơ quan y tế./.